Tóc bạc sớm - Nguyên nhân và giải pháp


Không chỉ nam giới mà hiện nay rất nhiều phụ nữ cũng đang gặp “rắc rối” với hiện tượng tóc bạc sớm. Vậy tại sao tóc bạc sớm và làm thế nào để giúp mái tóc của bạn trẻ trung cùng thời gian? 


1. Cấu tạo của tóc

Tóc là một thành phần của thượng bì, chứa nhiều chất sừng và các hắc tố melanin. Màu sắc của tóc được quyết định bởi loại sắc tố này. Chúng có dạng sợi và hoạt động ở thể melanin bào. Ngoài ra, các anbumin có trong thành phần của tóc sẽ nuôi dưỡng và duy trì độ sáng bóng và chắc khoẻ cho tóc. Khi hoạt động của các sắc tố melanin và anbumin bị rối loạn hay ngừng trệ sẽ làm tóc mất đi màu sắc ban đầu, khiến tóc bị bạc. Màu đen của tóc là biểu hiện của một sức khoẻ ổn định, tinh thần thoải mái. Thông thường, người ở độ tuổi 45 mới bắt đầu bị bạc tóc. Quá trình bạc tóc diễn ra trong thời gian dài. Nếu có hiện tượng tóc bạc trước tuổi 45 thì bị coi là tóc bạc sớm. Tóc bạc đôi khi còn kèm theo cả các hiện tượng khác như: khô tóc, rụng tóc… Bạc tóc sớm là một chứng bệnh lành tính vì không gây đau đớn, không có biến chứng. Chúng chỉ đơn thuần làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể, làm bạn kém tự tin khi giao tiếp, đặc biệt đối với phụ nữ.

2. Nguyên nhân gây tóc bạc sớm
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tóc bạc sớm như:
- Sử dụng quá nhiều thuốc nhuộm và các mỹ phẩm gây hại cho tóc
- Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá thường dễ bị bạc tóc sớm gấp bốn lần so với những người không hút thuốc.
- Chế độ ăn uống không cân bằng. Ăn quá nhiều thịt và đồ ngọt. Ít ăn rau xanh và hoa quả. Uống nhiều rượu, bia, cà phê.
- Thường xuyên làm việc quá sức làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Để tóc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Cơ thể thiếu đi các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là 2 loại vitamin B và E. Có thể do mắc một số bệnh như bệnh thiếu máu ác tính (thường do thiếu vitamin B12 nên làm giảm việc sản sinh các sắc tố) hay hội chứng Werner (một bệnh bao gồm các triệu chứng lão hóa sớm vào độ tuổi 30).
- Căng thẳng, mệt mỏi hay các rối loạn trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.
- Yếu tố di truyền
- Cơ thể mắc các bệnh do vi rút gây nên hay các bệnh về thận.
- Rối loạn các hocmôn, nhất là hocmôn sinh sản và tuyến giáp.
- Lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh - ví dụ, một số thuốc gây ra rụng tóc cũng làm cho mái tóc nhìn có vẻ nhạt màu đi như thuốc lithium thường dùng điều trị rối loạn hưng - trầm cảm, thuốc methotrexate thường dùng điều trị ung thư và viêm khớp dạng thấp.

Có một hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được, đó là một số bệnh nhân bị rụng tóc bạc sau khi dùng hóa liệu pháp điều trị ung thư, nhưng sau khi tóc mọc trở lại thì lại có màu đen. Hiện tượng này làm chúng ta nghĩ tới khả năng các tế bào sắc tố tạo ta ít sắc tố có thể được kích thích để tạo ra nhiều sắc tố hơn. Các nhà khoa học hi vọng hiện tượng này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn để điều chế ra thuốc chống bạc tóc trong tương lai.
3. Khi nào thì tóc bắt đầu bạc?

Tóc bắt đầu bạc khi cơ thể chúng ta ngừng sản sinh một chất tạo ra màu đen gọi là hắc tố (melanin). Cả mái tóc của chúng ta bao gồm nhiều sợi tóc, mỗi sợi tóc mọc ra từ một nang tóc có chứa các tế bào sắc tố tạo ra lớp bọc ngoài của tóc nên làm cho tóc có màu và sáng bóng. Có hai loại sắc tố, đó là eumelanin có màu nâu đậm hay đen và pheomelanin có màu vàng hung đỏ.

Khi tuổi tác lớn dần, số lượng sắc tố trong các vỏ bọc ngoài của tóc giảm đi. Như vậy, tóc bị bạc chỉ đơn giản là tóc đã bị giảm sắc tố mà thôi. Khi thấy tóc bạc trắng, tức là trong lớp bọc ngoài của tóc không còn chút sắc tố nào. Sự suy giảm sắc tố cũng làm cho tóc bớt bóng mượt, trở nên khô ráp hơn.

Trong quá trình bạc tóc, các nang tóc tạo ra các sợi tóc bạc một cách ngẫu nhiên. Nói chung, các sợi tóc bạc đầu tiên thường xuất hiện ở vùng thái dương và đỉnh đầu. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ tại sao tóc bạc thường xuất hiện sớm nhất ở các khu vực này.

Thực tế, cứ mỗi ngày qua đi, bao giờ cũng có một số sợi tóc bị rụng và được thay thế bằng sợi tóc mới. Trong bất cứ khoảng thời gian nào cũng vậy, có khoảng 85 - 90% số lượng tóc của cả mái tóc ở trong tình trạng hoạt động, trong khi phần còn lại trong tình trạng không hoạt động. Bình thường, mỗi sợi tóc phát triển và tồn tại trong khoảng 2 – 4 năm. Tiếp đó sợi tóc sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi khoảng từ 2 - 4 tháng để rồi cuối cùng nó sẽ rụng đi và được thay thế bằng sợi tóc mới. Mỗi ngày trung bình chúng ta rụng khoảng từ 50 - 100 sợi tóc.

Có thể dễ dàng nhận thấy lớp tóc bên trong thường bạc nhiều và sớm hơn, trong khi lớp tóc bên ngoài vẫn còn đen. Khi tóc rụng nhiều trong một thời gian ngắn do hậu quả của tình trạng quá căng thẳng, ốm nặng, sau khi mổ… chúng ta sẽ thấy sợi tóc đen bên ngoài rụng đi nhiều làm lộ lớp tóc bạc ở bên trong, khiến cho ta có cảm giác như là tóc bạc đi chỉ sau một đêm.

Trong giai đoạn đầu của quá trình bạc tóc, các tế bào sắc tố vẫn còn nhưng chúng ít hoặc không hoạt động. Dần dần, số lượng các sắc tố này bắt đầu giảm đi. Quá trình bạc tóc tự nhiên này có thể bắt đầu ngay từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, ở phần lớn mọi người, nó thực sự biểu hiện rõ ràng khi chúng ta bước vào lứa tuổi 30 ở nam giới, còn phụ nữ ở khoảng tuổi 35. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, thời điểm khi nào tóc bắt đầu bạc rất khác nhau giữa người này với người khác, sắc tộc này với sắc tộc khác. Một yếu tố khác là tính di truyền. Ở một số gia đình, nhiều người bắt đầu có tóc bạc ngay ở tuổi 20.

Các nhà nghiên cứu về da, tóc cũng như di truyền cho rằng tuổi tác không phải là yếu tố chính xác nhất để biết được khi nào tóc bắt đầu bạc.

4. Giải pháp


Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị tận gốc căn bệnh này, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh bằng các cách sau:
- Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Cần đặc biệt chú ý tới các vitamin A, C, E, vitamin B5, riboflavin và axit folic.
- Sử dụng các chế phẩm từ Hà thủ ô để uống cũng như chăm sóc cho mái tóc. Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm và các mỹ phẩm có hại cho tóc. Bảo vệ tóc bằng nón mũ và kem chống nắng khi ra ra đường.
- Sống khoẻ mạnh, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê, mâm xôi, anh đào, mơ… Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích.
- Tránh nhổ tóc khi có hiện tượng tóc bạc vì khi nhổ tóc, các nang ở chân tóc bị phá vỡ, tạo điều khiện cho huyết thanh tràn ra ngoài và “lây nhiễm” cho các sợ tóc khác
- Chỉ sử dụng thuốc nhuộm khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần lựa chọn kỹ loại thuốc nhuộm để không gây dị ứng và các tổn thương khác cho da đầu.
- Đối với những người tóc bạc nhanh và nhiều, có thể áp dụng bài thuốc trị bệnh dân gian từ đậu đen như sau:
Cô đặc 200gram đậu đen với 500ml nước. Bỏ bã. Dùng nước đã cô đặc chấm lên chân tóc hằng ngày. Để khô 1h rồi gội lại với nước sạch.
Lưu ý: không dùng với dầu gội. Cách làm này hoàn toàn không gây hại cho tóc cũng như sức khoẻ cơ thể. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ có được kết quả như mong muốn.
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét